GNO - Một người đàn ông 32 tuổi ở Bồ Đào Nha đã nhập viện sau khi bị đau bụng, nôn ói và sốt cao.

Nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn món sushi

GNO - Một người đàn ông 32 tuổi ở Bồ Đào Nha đã nhập viện sau khi bị đau bụng, nôn ói và sốt cao. Nguyên nhân chính là do ký sinh trùng có tên Anisakis có trong món sushi mà người này đã ăn trước đó.

Sự cố này cho thấy rõ sự gia tăng về số lượng người nhiễm khuẩn từ ký sinh trùng được tìm thấy trong cá sống mà các bác sĩ đang quan sát thấy ở các quốc gia phương Tây, khi món sushi ngày càng phổ biến - theo báo cáo.

sushi.jpg
Món sushi có nguyên liệu cá sống có thể làm người ăn bị nhiễm ký sinh trùng - Ảnh: internet

Trong báo cáo nói trên, các bác sĩ ở Bồ Đào Nha đã mô tả cơn đau phần bụng dưới của người đàn ông này. Khi người này cho biết đã ăn sushi, các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân của các triệu chứng trên có thể do bị nhiễm ký sinh trùng. Qua nội soi, các bác sĩ quan sát đường tiêu hóa trên và nhìn thấy ký sinh bám trên thành ruột. Họ đã “dọn sạch” các ký sinh này và xác định đó là ký sinh anisakis. Và bệnh gây ra do loại ký sinh này được gọi là anisakiasis.

Trước đây, các ca anisakiasis chủ yếu được phát hiện ở Nhật Bản. Nhưng “do sự thay đổi trong thói quen ăn uống, anisakiasis đang tăng lên ở các nước phương Tây với các đối tượng có bệnh sử khó tiêu với món cá sống hoặc cá chưa được nấu chín”, chia sẻ của các chuyên gia trên Tạp chí BMJ Case Reports đầu tháng 5 qua.

Các nguồn thực phẩm phổ biến mang loại ký sinh trùng nguy hiểm này là: cá tuyết các loại, vây cá, đuôi cá, cá hồi đại dương, cá trích, cá bơn, cá mặt quỷ hoặc mực ống - theo Đại học Stanford. Vì loại ký sinh này có trong cá nên ai ăn cá sống hay cá chưa được nấu chín đều có nguy cơ bị nhiễm ký sinh, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).

Do vậy, cách tốt nhất để ngăn chặn nhiễm ký sinh này là không ăn cá sống hay cá chưa được nấu chín.

Theo khuyến nghị của Cơ quan Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), phải nấu chín cá biển hay các thực phẩm động vật biển ở 145 độ F hay 63 độ C để tiêu diệt ký sinh trùng. Đông lạnh cá sống ở -4 độ F, tức -20 độ C hoặc thấp hơn trong 7 ngày; hoặc đông lạnh cá tươi ở -31 độ F (-35 độ C) cho đến khi đông đá và trữ ở -4 độ F (-20 độ C) trong 24 giờ để tiêu diệt các ký sinh.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)


Về Menu

Nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn món sushi

kiếp Là ŠKheer curd chapati và thức chay xứ Ấn Công dụng trị bệnh của cần tây di day tre biet cho di TÃÆ Thói bún Nam Định Đại lễ tưởng niệm nguyen luc se duoc vo cung Tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện 净土网络 Aspirin tÆ á ng Bên giáo cõi thiên đường rác หลวงป แสง 無我 Ð Ð Ð 간화선이란 su khac biet giua tu tuong lam giau va uoc mon lam giao ly dao phat voi gioi tre hien nay o nuoc ta ï¾ å bông hÓng nào cho cha Chùa Bảo Tạng Phát trẠbồ đề soi sáng thân tâm tu tập là để ra khỏi luân hồi sinh tử chua kim tien hoa thuong yto zosimichi lịch sử phật giáo nam tông tại huế Sư bà Diệu Không tu sĩ vu dieu y niem trong con dau ban the 3 nghệ sĩ chia sẻ chuyện ăn chay ngôi chùa có 100 tượng phật bằng Vu lan nhớ mẹ Một bông hồng cho em tự tánh di đà 10 tiếp theo 5 hiểu sai về cảm Miền Trung mùa nắng lửa Người làm ngành nghề nào có khả năng vì sao sống tử tế với người khác mà trả nợ quên về phan 2 thien than cua su song Dấu hiệu của ung thư vòm họng viên giác Mỗi ngày bạn cần ngủ bao nhiêu là cần phải nhớ dù có những khi nông nổi